Giấu 5 viên bi nam châm trong miệng, bé 6 tuổi nuốt luôn vào bụng
Cùng đồng hành trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển chung. Riêng với Samsung, hành trình này không chỉ gói gọn ở hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện sự tôn trọng và đề cao giá trị văn hóa, con người Việt. Từ nhiều năm qua, Samsung hiện diện sâu rộng tại Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị di động. Hoạt động này đem lại việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Samsung cũng tiến hành các dự án hợp tác, hỗ trợ đào tạo và bảo trợ một số sáng kiến cộng đồng, tạo nên hiệu ứng lan tỏa lớn.Samsung vẫn là công ty đa quốc gia tập trung vào hiệu suất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư phát triển những sản phẩm, dịch vụ riêng dành cho thị trường Việt cho thấy cách doanh nghiệp này dung hòa yếu tố địa phương và chiến lược toàn cầu. Nhờ đó, hãng củng cố thêm lòng tin của người tiêu dùng.Trong một cuộc gặp gỡ với truyền thông Việt Nam diễn ra năm 2024, các lãnh đạo Samsung đã nhiều lần thể hiện tầm nhìn và định hướng lâu dài để đồng hành cùng Việt Nam trong tương lai. Samsung hiểu rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Chọn “tiếng Việt” làm một trong những nền tảng để phát triển công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), hãng gián tiếp khẳng định họ nhìn nhận thị trường Việt không chỉ ở tiềm năng kinh doanh mà còn ở sự thấu hiểu và tôn trọng người tiêu dùng tại địa phương.Qua nhiều giai đoạn, tiếng Việt luôn thể hiện tính linh hoạt, phản ánh tinh thần và lối sống của người Việt. Trong kỷ nguyên công nghệ, tiếng Việt tiếp tục cần thiết cho dịch vụ số, từ giao tiếp hằng ngày đến triển khai các mô hình AI nâng cao. Người dùng dần mong muốn ra lệnh, nhận chỉ dẫn, giao tiếp với điện thoại một cách tự nhiên, chứ không buộc phải chuyển sang tiếng Anh hoặc những câu lệnh gượng ép. Tuy nhiên, trên thị trường hầu hết các mô hình trí tuệ nhân tạo lại rất nhuần nhuyễn tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ phổ biến khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp… Tiếng Việt có xuất hiện nhưng chỉ dừng ở mức “tạm chấp nhận” được, không có sự thấu cảm cũng như am hiểu được cốt lõi của ngôn ngữ.Chính điều này khiến Samsung quyết định đầu tư “Galaxy AI cho tiếng Việt”. Hãng đã phối hợp cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia ngôn ngữ - trong đó hầu hết nhiều người Việt được sinh ra, lớn lên và làm việc tại chính Việt Nam để thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình và kiểm thử thực tế. Kết quả là hệ thống AI tiếng Việt bắt đầu xuất hiện từ điện thoại Galaxy S24 Series và trở nên tương tác tốt hơn với giọng nói, câu lệnh và ngữ cảnh thuần Việt trong phiên bản Galaxy S25 Series vừa ra mắt.Galaxy S25 Series không chỉ là mẫu smartphone cao cấp về cấu hình hay camera mà còn mang điểm nhấn “ưu tiên tiếng Việt” thông qua Galaxy AI. Người dùng có thể lên lịch, đặt báo thức, tra cứu thông tin, thậm chí yêu cầu gợi ý món ăn hay chỉ đường bằng giọng nói thông thường. AI được huấn luyện để phân biệt câu nói, cấu trúc câu, từ lóng, cũng như tùy biến cho từng giọng vùng miền - giúp phản hồi sát với mong muốn.Ngoài ra, Samsung tuyên bố dòng Galaxy S25 Series còn cung cấp trải nghiệm quản lý dữ liệu và dịch vụ đám mây, hỗ trợ đồng bộ hoặc trao đổi thông tin với các thiết bị khác dễ dàng, nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số cá nhân ngày càng rõ nét. Người Việt không chỉ sở hữu phần cứng mạnh, mà còn hưởng lợi từ một hệ thống trí tuệ nhân tạo đậm tính địa phương, hỗ trợ công việc và cuộc sống thường nhật.Chiến lược “trợ lý ảo Galaxy AI” bằng tiếng Việt phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ và giới công nghệ đang nỗ lực đưa hành chính công, giáo dục, y tế… lên nền tảng trực tuyến. Nếu AI không hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, nhiều người sẽ gặp khó khi tiếp cận. Việc Samsung địa phương hóa AI có thể xem như hành động thiết thực, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp số đông người dùng giao tiếp với máy một cách thuận lợi.Song song với đó, Galaxy AI còn đóng vai trò nâng cao nhận thức về giá trị tiếng Việt trong thời đại số. Hiện nay, không ít người trẻ bị cuốn vào các xu hướng ngôn ngữ “nửa Anh nửa Việt” do tiếp xúc đa dạng văn hóa, cũng như ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Khi một trợ lý ảo di động được lập trình đầy đủ bằng tiếng mẹ đẻ, xu hướng dùng tiếng Việt chuẩn trên môi trường số có thể được khuyến khích. Thêm vào đó, nhờ sức ảnh hưởng từ một doanh nghiệp lớn như Samsung, tiếng Việt có thêm một kênh bảo tồn và phát triển trong không gian công nghệ.Dĩ nhiên, AI tiếng Việt còn nhiều chặng phải cải tiến. Các mô hình ngôn ngữ thường yêu cầu liên tục cập nhật để phản ánh đúng thực trạng ngôn ngữ sống động. Samsung cho biết họ sẽ tiếp tục thu thập phản hồi người dùng để hoàn thiện Galaxy AI. Điều quan trọng nằm ở khả năng cân bằng giữa am hiểu văn hóa và tiên phong công nghệ, nhằm đảm bảo người dùng Việt vừa có cảm giác gần gũi, vừa được hưởng các tính năng hiện đại.Đà Nẵng: Phạt quản trị fanpage đăng thông tin không đúng sự thật về chính quyền
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".
Cà Mau: Yêu cầu rà soát tiến độ cao tốc đoạn Hậu Giang - Cà Mau
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Xung quanh việc đổi tên danh lam thắng cảnh thác Prenn, theo luật sư Trương Phúc Ân (Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng), căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP (vẫn còn hiệu lực) về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí), tại Điều 5 ghi rõ: "Không đổi tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hóa của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ".
Năm 2024 sành điệu, thời thượng với tóc xoăn tự nhiên và tóc mái mềm
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).